Chi tiết sản phẩm

MÁY SẤY THỨC ĂN CHO TÔM

Mã sản phẩm : MSTAT
Giá bán : Liên hệ
Lượt xem : 4724
Mô tả : Nếu bạn đang tìm một MÁY SẤY THỨC ĂN CHO TÔM thì hãy ghé thăm Máy Sấy Nông Lâm, Trung tâm năng lượng và máy nông nghiệp trực thuộc Đại học Nông lâm TPHCM để chọn mua.
Chia sẻ:

1. THÔNG SỐ MÁY SẤY THỨC ĂN CHO TÔM

- Máy có năng suất: 30- 40 kg/mẻ

- Nguyên lý sấy khí nóng, kiểu khay và đảo chiều không khí sấy.

- Máy có 10 khay.

- Vật liệu: toàn bộ thép không gỉ inox 304 và 430

-Thời gian sấy khoảng 4 giờ

- Công suất khoảng 4 kW/h 

- Sản phẩm sau khi sấy đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của thức ăn tôm.

2. KỸ THUẬT THỨC ĂN CHO TÔM

2.1. Giới thiệu về thức ăn cho tôm: 

Trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng, thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tăng trưởng của tôm. Vì thế vai trò của ngành sản xuất thức ăn cũng giữ vị thế hết sức quan trọng.

Hiện nay, sản lượng đánh bắt tôm xấp xỉ đạt ngưỡng tối đa và không thể tiên đoán được bởi các hiện tượng tự nhiên xảy ra bất thường không thể lường được. Hơn nữa, sự ô nhiễm và các hoạt động khác của con người đã phá hủy vùng sinh thái cho tôm đẻ ở nhiều khu vực. Nhu cầu tiêu tốn năng lượng cho việc khai thác tôm biển cao đẩy giá thành tôm lên cao. Do vậy, việc thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng trên thế giới phụ thuộc vào việc đẩy mạnh hoạt động nuôi. Năm 1986, tôm nuôi ao cung cấp khoảng 6 – 8% nhu cầu tôm trên thế giới, đến 1996 theo FAO con số này đã lên đến 43% nhu cầu tiêu thụ trên thế giới.

Sản lượng tôm nuôi trồng vào khoảng 628,2 nghìn tấn theo kết quả của Tổng cục thống kê sơ bộ năm 2015. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò chủ lực trong nuôi quảng canh trong khi thức ăn nhân tạo đóng vai trò chủ yếu trong hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Trong hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh, thức ăn chiếm đến 50% tổng chi phí sản xuất. 

Trong dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản nhân tạo, sau khi đã được ép thành viên thức ăn phải được đi đến công đoạn sấy nhằm giảm bớt ẩm cho thức ăn. Vì thức ăn thủy sản sau khi ép viên sẽ có độ ẩm lớn, trong điều kiện đó các loại vi khuẩn, nấm mốc có thế phát triển rất nhanh làm hư hại thức ăn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nuôi.

Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Thức ăn cho tôm cá là dạng tinh hoặc thô được làm từ bột ngô, sắn, đậu tương...kết hợp với phân lân, kaly từ phân hữu cơ và vô cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao cung cấp cho tôm cá nuôi phát triển nhanh nhất.

Hình 2.1: Thức ăn thủy sản.

2.2. Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn

Thức ăn thủy sản cho cá, tôm đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cá, tôm như: Prôtêin, các aminô axit, lipit, cacbohydrate, tinh bột, chất xơ cùng với các loại vitamin nhóm A, B, C, D, E … và các khoáng chất cần thiết khác.

2..3. Phân loại thức ăn

Người ta xếp thức ăn cho động vật thuỷ sản thành 5 nhóm dựa vào thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng:

  • Thức ăn thô xanh: bao gồm thức ăn xanh như rau cỏ xanh, thức ăn thô khô như cỏ khô, rơm, thân cây ngô … Tỷ lệ xơ trong thức ăn thường lớn hơn 18 %.
  • Thức ăn giàu năng lượng: nhóm thức ăn có hàm lượng protein nhỏ hơn 20 % và xơ nhỏ hơn 18 %.
  • Thức ăn giàu protein: nhóm thức ăn có hàm lượng protein lớn hơn hoặc bằng 20 %, đó là protein nguồn gốc động vật như bột thịt, bột cá, bột lông vũ thuỷ phân ... và protein nguồn gốc thực vật như khô dầu đỗ tương, khô dầu bông, gluten ngô …
  • Thức ăn giàu khoáng như bột đá, monocanxiphosphat, dicanxiphosphat…
  • Thức ăn bổ sung: gồm thức ăn bổ sung dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, axit amin, và thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng (feed additives) như chất chống oxy hoá, sắc chất, các thuốc phòng bệnh ...

2.4. Cơ lý tính của thức ăn thủy sản

  • Khối lượng riêng: 500 – 600 kg/m3.
  • Ẩm độ: 33 – 35 %.
  • Kích thước hạt: từ 0,4 mm cho đến 3 mm.
  • Màu sắc: Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế.
  • Mùi vị: Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác.
  • Hình dạng bên ngoài: viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn.
  • Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 190: 2004 – Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm.
Về đầu trang