Tin tức

Diện tích cà phê tỉnh Lâm Đồng ước đạt trên 146.897 ha, (diện tích kinh doanh 139.350 ha), đứng thứ 2 cả nước, chiếm khoảng 26% tổng diện tích và 28% sản lượng cà phê cả nước. Cây cà phê luôn là một trong những loại cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Lúa sấy bằng máy không chỉ giảm tổn thất mà còn giữ được chất lượng hạt. SX lúa ở ĐBSCL có tốc độ đầu tư cơ giới hóa rất nhanh, tuy nhiên khâu sấy lúa là yếu nhất; làm giảm chất lượng và uy tín hạt gạo VN trên thị trường. Vậy giải pháp nào khắc phục tình trạng mưa dầm, ướt lúa vụ hè thu tới?
Gần đây, có nhiều kiến nghị về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, coi đó là một yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Tôi cho rằng, không hoàn toàn như vậy. Phát triển kinh tế nông nghiệp phải bắt đầu từ con người, từ niềm tin chứ không phải từ đất – hạn điền, tiền vốn hay khoa học công nghệ nào khác.
TTCT - Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) dự báo trong 10-20 năm tới diện tích lúa và năng suất lúa của ĐBSCL không tăng. Điều này sẽ đe dọa an ninh lương thực và thu nhập, đời sống của hàng chục triệu nông dân trong tương lai gần. TTCT đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ PHAN HIẾU HIỀN (Trường ĐH Nông lâm TP.HCM).
Tại hội nghị đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp do Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 24.6, nhiều đại biểu cho rằng, nếu Việt Nam không xây dựng ngành cơ khí nông nghiệp đủ mạnh thì khó mong hoàn thành chương trình cơ giới hóa nông nghiệp
NGND, TS.PHAN HIẾU HIỀN, nguyên là giảng viên Khoa Cơ khí – Công nghệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp, Trường đại học nông lâm TP.Hồ Chí Minh. Hơn 30 năm giảng dạy, thầy luôn tận tụy nghiên cứu và truyền đạt cho các thế hệ sinh viên và trăn trở về việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để Việt Nam không bị tụt hậu.
Vinanet - Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng tăng trưởng mạnh; Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản) và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Về đầu trang